Đi từ bắc vào nam có lẽ không thể kể hết được những đặc sản
Việt Nam, chúng có thể là những món ăn trong những quán ăn ngon hay là những thứ
trái cây mà ăn có thể nhỡ mãi.
Đào sapa:
Với đặc trưng khí hậu ôn đới, từ lâu Sapa (Lào
Cai) đã nổi tiếng là mảnh đất của nhiều thứ hoa trái trong đó có đào, cây
đào Sapa vừa cho hoa đẹp vừa cho quả. Ở Sa Pa, cây đào có nhiều giống khác
nhau như: Đào Hmông, đào Vàng, đàoPháp, đào Vân Nam nhưng tất cả
chúng được người dân và du khách quen gọi bằng cái tên rất Sapa “đào
rọ” hay “đàonúi”. Vào mùa, những trái đào lúc lỉu chín cũng là
lúc Sapa đón chào nhiều nhất những du khách thập phương đến chiêm ngưỡng
và thưởng thức
![]() |
Đào Sapa |
Bún thang Hà Nội:
Món ăn cầu kỳ và tinh tế này cần tới
20 nguyên liệu, và có quá trình chuẩn bị cũng như nấu nướng khá phức tạp. Bún sợi
nhỏ được chan nước dùng trong veo, rắc rau răm, mùi tàu, lườn gà xé, giò lụa
thái sợi và nhiều loại nguyên liệu khác tùy từng hàng.
Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng:
Lát thịt heo mềm mại
cuốn với rau thơm và bánh tráng rồi chấm mắm nêm là món nổi tiếng của thành phố
Đà Nẵng.
![]() |
Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng |
Sầu riêng miền tây:
Cù lao Ngũ Hiệp, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai
Lậy, Tiền Giang có đến 1.539ha trồng sầu riêng. Nơi đây được xem là thủ phủ hay
vương quốc sầu riêng của miền Tây. Cây sầu riêng bén duyên cù lao Ngũ Hiệp từ
năm 1990 sau đó lan ra các xã lân cận như: Tam Bình, Long Trung, Long Tiên, Hội
Xuân, Long Khánh, Cẩm Sơn... huyện Cai Lậy. Hiện nay huyện Cai Lậy có khoảng
5.000ha sầu riêng và là nơi có diện tích sầu riêng lớn nhất nước.
Cơm tấm sườn bì Sài Gòn:
Bạn khó lòng có thể bước qua một
quán cơm tấm mà không ghé vào, bởi mùi thơm quyến rũ của món ăn này. Một đĩa
cơm tấm gồm sườn nướng, bì, chả, trứng ốp, dưa góp và rau thơm.
Tât cả đều tạo nên cái đẹp về văn hóa ẩm thực của người VIệt
Nam đậm đà bản sắc